giới thiệu chung
Xã Phú Minh nằm ở phía Nam huyện Sóc Sơn, cách trung tâm kinh tế - văn hóa huyện 11km, cách trung tâm Thành phố Hà Nội 24km. Xã có vị trí địa lý: phía Đông giáp xã Phù Lỗ; phía Tây giáp xã Phú Cường; phía Nam giáp xã Nguyên Khê và xã Bắc Hồng (huyện Đông Anh), ngăn cách bởi dòng sông Cà Lồ - ranh giới tự nhiên giữa huyện Sóc Sơn và huyện Đông Anh; phía Bắc giáp xã Mai Đình, sân bay quốc tế Nội Bài và xã Quang Tiến. Địa phương nằm bên cạnh sân bay quốc tế Nội Bài, nằm ở đầu những tuyến đường giao thông lớn (đường Võ Văn Kiệt và đường Võ Nguyên Giáp), lại có hai tuyến đường Quốc lộ (Quốc lộ 2 và Quốc lộ 18) chạy qua nên Phú Minh rất thuận lợi trong phát triển kinh tế và có vị trí quan trọng về quốc phòng - an ninh.
Bản đồ tự nhiên xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Tp. Hà Nội
Theo số liệu thống kê năm 2020, xã có diện tích tự nhiên là 756,75ha. Phú Minh có địa hình dốc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Tuy không có đồi gò cao nhưng cấu trúc theo dạng bậc thang và một số ruộng trũng xen lẫn, đất canh tác bạc màu, độ phì nhiêu kém.
Phú Minh chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu trung du Bắc Bộ, trong năm phân hóa thành bốn mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Nhiệt độ trung bình năm là 24°C. Lượng mưa trung bình trong năm là 1.670 mm. Thời tiết thay đổi theo mùa, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông khô lạnh tạo điều kiện cho Nhân dân phát triển được nhiều loại cây trồng vùng á nhiệt đới và đa dạng các giống vật nuôi. Tuy nhiên mùa hè thường có những đợt nắng nóng gay gắt, mưa bão, mùa đông phải chịu ảnh hưởng của những đợt rét đậm, rét hại kéo dài.
Xã Phú Minh có hệ thống sông ngòi, kênh mương tương đối hoàn thiện, với trên 20ha hồ đập chứa nước, hàng chục ki-lô-mét kênh mương ... Đặc biệt, sông Cà Lồ chảy qua địa bàn xã dài 4km, cùng với các trạm bơm là nguồn cung cấp nước dồi dào, đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người dân. Trước đây, khi chưa có các trạm bơm nước, sản xuất nông nghiệp của xã phụ thuộc vào thiên nhiên, gặp rất nhiều khó khăn. Hầu hết diện tích canh tác chi cấy được một vụ lúa, có vùng vụ đông xuân không làm được nên phải bỏ đất hoang như vùng cửa làng Phù Xá Đông. Từ khi có các trạm bơm, nước sông Cà Lồ được đưa lên tưới cho ruộng đồng thì điều kiện sản xuất có nhiều thuận lợi hơn. Đất canh tác từ một vụ lúa thành hai vụ, một số diện tích làm được 3 vụ/năm (2 vụ lúa, 1 vụ màu). Bên cạnh đó xã còn có nguồn nước ngầm rất phong phú. Hiện nay, với sự đầu tư, phát triển hệ thống thủy lợi, nước từ sông, hồ đập, cùng lượng mưa tự nhiên trên địa bàn xã đã tạo điều kiện thuận lợi phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của Nhân dân. | Theo điều tra dân số, năm 1960 (khi còn cả hai làng Nội Bài và Đông Bài) toàn xã có 823 hộ, với 3.789 nhân khẩu. Đến năm 2020, toàn xã có 2.772 hộ với 10,674 nhân khẩu được chia thành 5 thôn, khu dân cư. Với nguồn nhân lực dồi dào sức lao động trẻ, Phú Minh rất thuận lợi để phát triển đa dạng các lĩnh vực kinh tế. Đảng bộ và chính quyền xã luôn quan tâm đến chính sách tôn giáo, duy trì tốt mối quan hệ lương - giáo, tạo sự đoàn kết đồng thuận trong Nhân dân.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển hạ tầng đồng bộ, đáp ứng nhu cầu dân sinh cũng như đẩy tốc độ đô thị hóa, cơ sở hạ tầng của xã luôn được quan tâm đầu tư xây dựng. Hệ thống điện - đường - trường - trạm đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của Nhân dân. Đảng bộ chính quyền xã chỉ đạo tập trung đầu tư xây dụng nhiều hạng mục quan trọng như trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, các tuyến đường trục xã, thôn và hệ thống giao thông nội đồng, các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. | Trong địa bàn xã có hệ thống đường giao thông liên xã, liên thôn, đường ngõ xóm đã hoàn thiện với tổng chiều dài hàng chục ki - lô - mét, giúp nhân dân trong xã đi lại rất thuận tiện. Hệ thống đường giao thông nội đồng cũng được được đầu tư bài bản, với gần 20km đường chục chính và trên 15km đường bờ vùng. Trên địa bàn xã có hai tuyến Quốc lộ chạy qua. Đường Quốc lộ số 2 qua địa phận xã dài 3,5km, theo hướng từ Đông sang Tây. Đường này chạy qua phần trung tâm và một phần phía Bắc của xã. Đường 18 chay qua xa dài 3km theo hướng từ Tây sang Đông. Ngoài ra, có đường Võ Văn Kiệt và đường Võ Nguyên Giáp nối sân bay Quốc tế Nội Bài với trung tâm Thủ đô Hà Nội. Hệ thống giao thông phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của Nhân dân trong xã, tạo đà phát triển cho xã Phú Minh nói riêng và huyện Sóc Sơn nói chung phát triển kinh tế đa dạng.
Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi như trên, Phú Minh có nhiều lợi thế để đẩy mạnh phát triển kinh tế, nhất là trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Những thuận lợi này đã được Đảng bộ và Nhân dân xã khai thác, phát huy hiệu quả, góp phần làm giàu cho quê hương, đất nước, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân.
Xã Phú Minh ngày nay có lịch sử hình thành từ lâu đời. Lưu truyền từ thời nhà Đi 28 - 980), khi các bậc tiền nhân đến định cư gọi nơi đây là làng Nầm, thuộc đất Đại Hành, trấn Cổ Pháp. Thời nhà Lý vùng đất thuộc phủ Thiên Đức, thời nhà Trần thuộc huyện Đông Ngàn, châu Vũ Ninh, lộ Bắc Giang. Đến đời vua Lê Thánh Tông (1460 . 1497), làng được vua ban tên gọi là “Phù Xá" thuộc huyện Kim Hoa, phủ Bắc Hà, trấn Kinh Bắc. Đến triều Nguyễn, trấn Kinh Bắc đổi thành tỉnh Bắc Ninh. Năm 1841, huyện Kim Hoa đổi tên thành huyện Kim Anh, thuộc tỉnh Bắc Ninh. Từ đó, Phù Xá thuộc huyện Kim Anh, tỉnh Bắc Ninh). | Ngày 6/10/1901, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Phù Lỗ trên cơ sở tách huyện Kinh Anh, Đông Khê (năm 1903 đổi tên thành Đông Anh) cắt từ tỉnh Bắc Ninh sang và hai phủ Đa Phúc, Yên Lãng cắt từ tỉnh Vĩnh Yên sang. Phù Xá thuộc huyện Kim Anh, tỉnh Phù Lỗ.
Năm Thành Thái thứ 3 (1902), xã Phù Xá tách thành hai xã: Phù Xá Đông và Phù Xá Đoài, thuộc tổng Phù Xá 2), huyện Kim Anh, tỉnh Phù Lỗ. Ngày 18/2/1904, tỉnh Phù Lỗ đổi tên thành Phúc Yên, từ đây, Phù Xá Đông, Phù Xá Đoài thuộc tổng Phù Xá, huyện Kim Anh, tỉnh Phúc Yên.
Tháng 3/1913, chính quyền thực dân Pháp đưa tinh Phúc Yên xuống cấp đại lý - đại lý Phúc Yên, cho lệ thuộc vào tỉnh Vĩnh Yên). Theo đó, hai xã Phù Xá Đông, Phù Xá
Đoài thuộc tổng Phù Xá, huyện Kim Anh, đại lý Phúc Yên, lệ thuộc tỉnh Vĩnh Yên. Đến tháng 12/1915, Pháp xóa bỏ cấp đại lý, lập lại tỉnh Phúc Yên gồm hai phủ Đa Phúc, Yên Lãng và hai huyện Kim Anh, Đông Anh. Hai xã Phù Xá Đông, Phù Xá Đoài lại trở về là đơn vị hành chính trực thuộc huyện Kim Anh, tỉnh Phúc Yên.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, hai xã Phù Xá Đông, Phù Xá Đoài thành lập chính quyền riêng từng xã. Sau Tổng tuyển cử (ngày 6/1/1946), thực hiện chủ trương của Chính phủ, các làng xã nhỏ hợp nhất thành xã lớn, tháng 4/1946, hai xã Phù Xá Đông, Phù Xá Đoài sáp nhập thành xã Phù Xá, thuộc huyện Kim Anh, tỉnh Phúc Yên. Ngày 20/6/1949, hai xã Phù Xá, Việt Cường và một phần của xã Minh Hòa sáp nhập thành xã Phú Cường, gồm 7 thôn: Phù Xá Đông, Phù Xá Đoài, Nội Bài, Đông Bài, Hương Gia, Thụy Hương, Phú Ninh, thuộc huyện Kim Anh, tỉnh Phúc Yên.
Tháng 2/1950, tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên hợp nhất thành tỉnh Vĩnh Phúc. Giai đoạn này, xã thuộc huyện Kim Anh, tỉnh Vĩnh Phúc. Tháng 8/1955, sau giảm tô xã Phú Cường tách thành hai xã: Phú Cường và Phú Minh. Xã Phú Minh thuộc huyện Kim Anh, tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm các thôn: Phù Xá Đông, Phú Xá Đoài, Nội Bài, Đông Bài và xóm Bùa Hậu (sau gọi là xóm Thắng Lợi).
Năm 1962, do yêu cầu xây dựng sân bay quốc tế Nội Bài, thôn Đông Bài chuyên sang xã Mai Đình. Năm 1963, thôn Nội Bài chuyển lên xã Bá Hiến, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Từ tháng 2/1968, xã Phú Minh thuộc huyện Kim Anh, tỉnh Vĩnh Phú (do hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ hợp nhất thành tỉnh Vĩnh Phú). Đến tháng 10/1977, huyện Kim Anh sáp nhập với huyện Đa Phúc thành huyện Sóc Sơn. Thời điểm này, xã Phú Minh thuộc huyện Sóc Sơn, tỉnh Vĩnh Phú. Ngày 29/12/1978, huyện Sóc Sơn sáp nhập vào Thành phố Hà Nội. Từ đó đến nay, tên xã Phú Minh được giữ nguyên và là một trong 26 đơn vị hành chính thuộc huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội. Năm 1992, cấp trên quyết định thành lập thêm ba khu dân cư theo trục Quốc lộ 2 là: khu dân cư số 1, khu dân cư số 2, khu dân cư số 3. Năm 1999, xóm Thắng Lợi đổi thành thôn Thắng Lợi, xã Phú Minh gồm 3 thôn (Phù Xá Đông, Phú Xá Đoài, Thắng Lợi) và 3 khu dân cư (số 1, số 2, số 3). Năm 2020, thực hiện Quyết định số 128/QĐ-UBND, ngày 9/1/2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội “Về việc sáp nhập, đặt tên và đổi tên thôn, tổ dân phố thuộc 12 huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2019”, khu dân cư số 1 sáp nhập vào thôn Phù Xá Đông, xã Phú Minh gồm ba thôn: Phù Xá Đông, Phù Xá Đoài, Thắng Lợi và hại khu dân cư: số 2 và số 3.
Lê Hùng – Tổng hợp từ Lịch sử Đảng bộ xã Phú Minh